Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Thủ phạm gây tê liệt hệ thống máy tính toàn cầu có thể là hacker không chuyên

Nhiều chuyên gia nhận định, tác giả của cuộc tấn công lần này không phải những hacker chuyên nghiệp.

Loại mã độc được tin tặc sử dụng lần này cũng nhắm vào lỗ hổng Eternal trên hệ điều hành Microsoft Windows như mã độc WannaCry.

Số tiền chuộc những kẻ tấn công yêu cầu cũng là lượng bitcoin có giá trị 300 USD. Nhưng theo chuyên gia Ryan Kalember từ công ty an ninh mạng Proofpoint thì loại mã độc mới này có cơ chế lây lan hiệu quả hơn WannaCry.

Cảnh sát Ukraine cho biết, mã độc này được giấu trong bản cập nhật cho một chương trình kế toán mà các doanh nghiệp hợp tác với chính phủ Ukraine cần dùng. Với cách tấn công này, virus đã lây nhiễm nhanh chóng trong các tổ chức của Ukraine như ngân hàng, hệ thống sân bay, nhà ga...

Theo thủ tướng Ukraina Rozenko Pavlo, ông và các thành viên khác trong chính phủ Ukraina cũng không thể truy cập máy tính của mình. Nhà máy năng lượng hạt nhân Chernobyl của Ukraine cũng phải giám sát chặt mức phóng xạ bằng tay sau khi hệ thống cảm biến dùng Window bị đánh sập.

Thủ phạm gây tê liệt hệ thống máy tính toàn cầu có thể là hacker không chuyên - 1

Mã độc Petya đang gây ra cuộc khủng hoảng an ninh mạng toàn cầu.

Lúc đầu, loại mã độc mới này được cho là một phiên bản của loại mã độc đòi tiền chuộc (ransomware) có tên Petya. Nhưng vài giờ sau khi cuộc tấn công bắt đầu, các chuyên gia của hãng bảo mật Kaspersky Lab đã kết luận đây là một loại ransomware hoàn toàn mới.

Mặc dù đã gây tê liệt hàng loạt hệ thống máy tính ở Nga, Ukraine và nhiều quốc gia khác như Ba Lan, Ý, Đức, Pháp, Mỹ nhưng nhiều chuyên gia nhận định tác giả của cuộc tấn công lần này không phải những kẻ tấn công dữ liệu đòi tiền chuộc chuyên nghiệp.

Lý do đầu tiên được đưa ra là cách mà những kẻ tấn công đòi tiền chuộc. Tất cả yêu cầu đòi tiền chuộc đều chỉ về một địa chỉ duy nhất. Điều này là hết sức nghiệp dư khi mà hầu hết các ransomware khác yêu cầu các nạn nhân chuyển tiền về các địa chỉ khác nhau để khó bị phát hiện và ngăn chặn.

Bên cạnh đó, một lý do khác khiến cho các chuyên gia đi đến kết luận trên là việc những kẻ tấn công yêu cầu các nạn nhân liên lạc với chúng qua một địa chỉ email. Địa chỉ email này đã nhanh chóng bị nhà cung cấp phong tỏa. Do vậy, dù có trả tiền chuộc theo yêu cầu, người dùng cũng không có cách nào lấy được key giải mã dữ liệu từ những kẻ tấn công.

Nếu nhận định trên là chính xác thì điều đó đặt ra mối lo ngại lớn cho giới an ninh mạng khi mà giờ đây những kẻ không chuyên cũng đủ khả năng gây ra các cuộc tấn công đòi tiền chuộc quy mô lớn.

Cục An toàn thông tin Việt Nam cũng đã phát ra cảnh báo về loại mã độc mới này. Theo đó, Cục An toàn thông tin đưa ra một số biện pháp giảm thiểu khả năng bị tấn công bởi mã độc Petya như sau:

- Kiểm tra và bảo đảm các máy tính trong hệ thống mạng đã vá các bản vá bảo mật, đặc biệt là MS17-010, CVE 2017-0199;

- Chặn toàn bộ kết nối liên quan đến dịch vụ SMB (445/137/138/139) từ ngoài Internet;

- Vô hiệu hóa WMIC (Windows Management Instrumentation Command-line);

- Không truy cập vào các liên kết lạ, cảnh giác cao khi mở các tập tin đính kèm trong thư điện tử;

- Sao lưu các dữ liệu quan trọng thường xuyên vào các thiết bị lưu trữ riêng biệt;

- Cập nhật phần mềm diệt virus;

- Tắt dịch vụ SMB trên tất cả cả các máy trong mạng LAN (nếu không cần thiết) ;

- Tạo tệp tin " C:\Windows\perfc " để ngăn ngừa nhiễm ransomware. Đây là tập tin mã độc kiểm tra trước thực hiện các hành vi độc hại trên máy tính.

Theo Phạm Sơn (Khampha.vn)

Ra mắt Nokia `cục gạch` phiên bản siêu đắt, giá gần 60 triệu đồng

Dòng sản phẩm Nokia 3310 sau khi được "hồi sinh" đầy ấn tượng, lại tiếp tục "gây sốc" với phiên bản đặc biệt kỷ niệm lần gặp nhau giữa hai vị Tổng thống Nga - Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ngày 7/7.

Chiếc Nokia 3310 phiên bản đặc biệt khắc họa hình ảnh 2 nhà lãnh đạo của Nga - Mỹ.

Nhằm kỷ niệm cho hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại thành phố Hamburg, Đức vào ngày 7/7/2017, thương hiệu thiết kế nổi tiếng Caviar Royal Gift đã trình làng phiên bản đặc biệt của chiếc Nokia 3310, hay còn được mệnh danh là "cục gạch" một thời.

Điểm nhấn đáng chú ý về chiếc điện thoại này đó là nó được dát bằng vàng kết hợp cùng đá titan cứng và thép Damascus có họa tiết phối màu độc đáo. Lý do sử dụng loại chất liệu này, người đại diện của Caviar cho biết họ muốn thể hiện sự "cứng rắn" tượng trưng cho người bảo vệ công lý.

Ở mặt sau, chiếc Nokia 3310 bản đặc biệt còn khắc họa hình ảnh của 2 nhà lãnh đạo quyền lực bậc nhất trên thế giới hiện nay là Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngay bên dưới là một dòng ghi chú được khắc chìm ngày diễn ra hội nghị G20 là 7/7/17.

Được biết tại nhiều quốc gia phương Tây, số 7 là một con số mang lại nhiều điều may mắn, và được nhiều người yêu thích. Do đó, việc diễn ra hội nghị G20 vào đúng ngày "có một không hai" trong năm với sự xuất hiện của ba con số 7 đặc biệt thu hút sự chú ý của truyền thông.

Hãng Caviar Royal Gift cũng không phải ngoại lệ, khi quyết định tung ra phiên bản đặc biệt của chiếc Nokia "huyền thoại" một thời với số lượng hạn chế dành cho các tín đồ của Nokia hoặc những "tay chơi" chuyên sưu tầm các món đồ có giá trị cao.

Tuy nhiên, mức giá của phiên bản này cũng khiến cho không ít người phải "giật mình", khi lên tới 2.500 USD (tức gần 60 triệu VNĐ).

Theo Nguyễn Nguyễn (Dân Trí)

Nỗ lực cứu tảng đá hình “của quý” lừng danh ở Na Uy

Tảng đá nổi tiếng đã bị khoan lỗ và cắt bớt, theo các nhà thám hiểm.

no luc cuu tang da hinh “cua quy” lung danh o na uy hinh anh 1

Những nhà hoạt động ở phía nam Na Uy đang quyên tiền để khôi phục một tảng đá hình dương vật bị hư hỏng nặng, The Guardian đưa tin.

Hôm 24.6, các nhà thám hiểm phát hiện tảng đá Trollpikken dường như đã bị cắt và khoan. Điều này nhiều khả năng cho thấy tảng đá nổi tiếng đã bị người dân phá hoại, theo chuyên gia.

Đến ngày 25.6, hơn 500 người đã quyên góp gần 90.000 kroner Na Uy (hơn 240 triệu đồng) để giúp khôi phục tảng đá đặc biệt ở Eigersund, phía nam Stavanger, Na Uy.

Nhà hoạt động Kjetil Bentsen tin rằng Trollpikken sẽ được xây dựng lại bằng tiền quyên góp, theo đài truyền hình NRK.

Cảnh sát đang truy tìm những người phá hủy tảng đá. Ở Na Uy, tội danh phá hoại môi trường nghiêm trọng có thể dẫn tới án tù giam.

Theo Trà My (Dân Việt)

Triệu phú Bitcoin: Tiền rơi vào đầu, du lịch 4 năm ròng không hết

Đầu tư khoảng 3.000 USD cho Bitcoin từ năm 2010, Smith hiện có khối tài sản trị giá 25 triệu USD. Ông đã đi du lịch vòng quanh thế giới trong 4 năm qua.

Tháng trước, tôi bất ngờ gặp một triệu phú tại tầng 56 của Horizon Club Lounge tại Shangri-La Hong Kong. Anh ta không giấu giếm sự thật rằng anh đang bơi trong bể tiền. Tôi không đoán ra anh ta kiếm được chúng tất cả từ Bitcoin.

Smith (giấu tên thật) đã đi du lịch vòng quanh thế giới theo cách cực kỳ xa xỉ trong 4 năm qua. Anh chỉ bay các chuyến hạng nhất, ở khách sạn 5 sao. Trong 30 ngày qua, anh đã du lịch Singapore, New York, Las Vegas, Monaco, Moscow, trở lại New York, Zurich và giờ là Hong Kong. "Không có một khoảnh khắc buồn tẻ nào", anh nói.

Trieu phu Bitcoin: Tien roi vao dau, du lich 4 nam rong khong het hinh anh 1

Smith yêu cầu che mặt và giấu tên của anh khi thực hiện bài phỏng vấn với Forbes. 

Sau khi học xong đại học, Smith kiếm được một công việc đáng mơ ước là kỹ sư phần mềm của một công ty lớn tại Thung lũng Silicon. Anh là một nhân viên tốt. Thông qua một người bạn, anh nghe về Bitcoin vào thời điểm tháng 7/2010, ngay sau khi đợt tăng giá đầu tiên của nó diễn ra (từ 0,008 USD lên 0,08 USD trong 5 ngày).

"Tôi thực sự quan tâm, nhưng vẫn đợi vài tháng sau trước khi bắt đầu đầu tư. Tôi muốn tìm hiểu thêm về công nghệ đứng sau nó’", anh kể.

Đến tháng 10/2010, Smith thực sự vào cuộc. "Tôi không biết phải đầu tư bao nhiêu. Tôi có thu nhập khá thời điểm đó. Do vậy, tôi quyết định đầu tư 3.000 USD”. Anh mua nó vào thời điểm Bitcoin có giá 0,15 USD và có 20.000 Bitcoin.

Tại thời điểm đó, kỳ vọng vào một khoản lãi là điều không tưởng. Ngay ở Thung lũng Silicon, nhiều người cũng trợn mắt khi nghe đến cụm từ Bitcoin. "Tôi biết mình sẽ chơi một cuộc chơi dài. Tôi muốn xem nó có thể lên cao đến mức nào".

Trong 3 năm tiếp theo, Smith đơn thuần làm công việc của mình và gần như quên bẵng khoản đầu tư cho đến khi giá Bitcoin tăng phi mã vào năm 2013. “Tôi không thể tin được nó tăng giá nhanh như vậy. Nó bắt đầu tăng giá 10% mỗi ngày. Tôi lo lắng, hưng phấn và bối rối”.

Khi giá Bitcoin cán mốc 350 USD, hơn 2.000 lần so với thời điểm anh mua nó, Smith bán 2.000 đồng. Khi giá lên mức 800 USD (chỉ 2 ngày sau đó), anh bán tiếp 2.000 đồng. Anh có trong tay 2,3 triệu USD và lập tức bỏ việc để đi du lịch vòng quanh thế giới trong tuần tiếp theo.

Trieu phu Bitcoin: Tien roi vao dau, du lich 4 nam rong khong het hinh anh 2

Làn sóng Bitcoin mang đến cho thế giới thêm nhiều triệu phú USD. Ảnh: Digital Trend.

Tôi nhờ Smith cho xem dữ liệu để chứng minh khối tài sản của mình. Sau một vài thao tác bảo mật trên chiếc iPhone, tôi cầm trong tay chiếc điện thoại của anh ta. Tôi nhìn thấy thứ mà anh ta nói: tài khoản 1.000 BTC, trị giá 2,6 triệu USD thời điểm này. Anh ta thực sự là một triệu phú Bitcoin.

Số còn lại của 20.000 Bitcoin đâu? Smith cho tôi xem một số giao dịch bán gần đây. Anh giải thích đầu cơ là nguyên nhân khiến giá Bitcoin tăng lên mức không thể tưởng tượng. Smith nói tổng cộng anh thu về 25 triệu USD từ Bitcoin với khoản đầu tư 3.000 USD.

Đó là chưa kể Smith vẫn giữ 1.000 Bitcoin mà anh dự định bán "khi giá đạt mức 150.000 USD", gấp hàng triệu lần so với mức anh mua. "Tôi nghĩ nó có thể đạt mức giá đó", anh nói một cách tự tin. "Chính phủ và các công ty lớn sẽ vào cuộc. Không một sự đầu cơ nào trên thế giới có thể đẩy mức giá lên mức đó".

Lý giải về việc tại sao không giữ Bitcoin nếu anh tin chắc nó sẽ tăng giá, Smith nói: "Hiện tại tôi có mọi thứ mình mơ ước. Tôi bay vòng quanh thế giới để thăm bạn bè. Tôi làm bất cứ thứ gì mình muốn và không bao giờ phải lo về tiền bạc trong phần đời còn lại. Sẽ là ngu ngốc nếu tôi không rút tiền ra".

Do ngày càng có nhiều người tham gia vào việc đào, nên khai thác Bitcoin trở nên khó khăn, tốn kém hơn và không hề cho siêu lợi nhuận như mọi người lầm tưởng.

Theo Đức Nam (Tri Thức Trực Tuyến)

Thủ phạm gây tê liệt hệ thống máy tính toàn cầu có thể là hacker không chuyên

Nhiều chuyên gia nhận định, tác giả của cuộc tấn công lần này không phải những hacker chuyên nghiệp. Loại mã độc được tin tặc sử dụng lần nà...